Lịch sử hình thành Di sản thương hiệu

Khái niệm di sản thương hiệu được xây dựng dựa trên các học thuyết trước đây về tài sản thương hiệu (Aaker, 2004)[6], Quản trị thương hiệu (Keller, 2008)[8], Bản sắc công ty (Balmer, 1998)[9], Tiếp thị hồi cứu (Brown, Kozinets, và Sherry, 2003)[10], Nghiên cứu về nỗi nhớ (Holbrook và Schindler, 2003)[11] và Tính xác thực (Grayson và Martinec, 2004)[12]; các nghiên cứu liên quan trước đây về Di sản như là một hiện tượng văn hóa (Lowenthal, 1998), Hiệu ứng di sản trong du lịch (Timothy và Boyd, 2003) và Hiệu ứng di sản cho các chế độ quân chủ (Balmer, Greyser, và Urde, 2006).[13]

Trong các tài liệu về marketing, khái niệm di sản thương hiệu được giới thiệu bởi Balmer, Greyser và Urde (2006)[14], bằng cách khám phá chế độ quân chủ Thụy Điển như một thương hiệu công ty, đã thu hút sự chú ý về tầm quan trọng của di sản trong bối cảnh này. Tuy nhiên, bài báo chuyên đề của Urde et al. (2007)[2] đã đề xuất định nghĩa của di sản thương hiệu: "... một khía cạnh của bản sắc thương hiệu được tìm thấy trong hồ sơ theo dõi, bề dày lịch sử, giá trị cốt lõi, sử dụng biểu tượng và đặc biệt là trong niềm tin của tổ chức về tầm quan trọng của lịch sử".